Nhựa PET là loại nhựa được ứng dụng phổ biến nhất trong cuộc sống. Bạn chắc chắn đã từng bắt gặp các chai nhựa, hộp nhựa PET đựng thực phẩm, nước uống. Vậy cụ thể nhựa PET là gì? Chai nhựa PET có an toàn cho thực phẩm, đồ uống không?
Nhựa PET là nhựa gì? Ký hiệu phân biệt nhựa PET
Nhựa PET hay còn gọi là PETE, tên đầy đủ là Polyethylene Terephthalate, là một loại nhựa nhiệt dẻo thuộc họ polyester. Được phát triển và ứng dụng rộng rãi từ những năm 1940, nhựa PET hiện là một trong những loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới.
Ký hiệu phân biệt của nhựa PET là mã số 1. Mã số này thường được in bên trong biểu tượng tam giác tái chế trên các sản phẩm làm từ nhựa PET. Mã số này giúp người tiêu dùng và nhà sản xuất dễ dàng nhận diện và phân loại nhựa PET để tái chế một cách hiệu quả.
Nhựa PET là loại nhựa thông dụng, có mã số tái chế là 1
Chai nhựa PET - Ứng dụng phổ biến nhất của nhựa PET
Các loại chai sử dụng nhựa PET
Nhựa PET được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều loại chai nhờ vào các tính chất ưu việt của nó. Dưới đây là các loại chai phổ biến sử dụng nhựa PET mà chúng ta hay gặp nhất:
- Chai nước khoáng, nước giải khát có gas, nước chai cây, chai sữa
- Chai nhựa PET được lựa chọn phổ biến để đựng nước khoáng, chai sữa vì tính chất trong suốt, nhẹ và khả năng chịu lực tốt. Chai PET không chỉ giúp bảo quản nước trong tình trạng tốt nhất mà còn dễ dàng vận chuyển.
- Với khả năng chịu áp lực tốt, chai PET giúp giữ cho khí gas không thoát ra ngoài, duy trì độ tươi mới và hương vị của nước giải khát có gas. Nhựa PET cũng không phản ứng với CO2, giữ cho sản phẩm an toàn và không bị biến đổi hương vị.
- Chai hóa mỹ phẩm
- Các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay thường sử dụng chai nhựa PET vì độ bền cơ học cao và khả năng chống thấm, bảo vệ chất lượng sản phẩm. Nhựa PET cũng giúp các sản phẩm này trông bắt mắt hơn nhờ vào độ trong suốt và bóng của vật liệu.
- Chai lọ dược phẩm
- Nhựa PET được sử dụng để đựng các loại thuốc viên, siro, thuốc nước vì tính an toàn và khả năng bảo vệ sản phẩm khỏi ánh sáng và không khí. Chai PET đảm bảo rằng dược phẩm không bị nhiễm khuẩn và giữ nguyên tác dụng trong suốt thời gian sử dụng.
Chai lọ mỹ phẩm PET với đa dạng thiết kế đẹp mắt
Chai nhựa PET có tốt không? Có an toàn không?
Nhựa PET là vật liệu tốt cho các ứng dụng trên, bởi chúng có độ an toàn cao cùng các tính chất nổi bật như:
- Độ bền cao, trọng lượng nhẹ
- Độ bền cao: Nhựa PET có khả năng chịu lực tốt, ít bị vỡ khi va đập, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và sử dụng. Độ bền cao cũng giúp chai PET giữ được hình dạng và chức năng bảo quản của nó.
- Trọng lượng nhẹ: Nhựa PET nhẹ hơn nhiều so với thủy tinh, giúp giảm chi phí vận chuyển và dễ dàng sử dụng cho người tiêu dùng. Điều này cũng làm việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn.
- Khả năng chống thấm tốt
- Nhựa PET có khả năng chống thấm khí và ẩm xuất sắc. Bảo quản tốt các sản phẩm nhạy cảm với không khí và độ ẩm như nước giải khát có gas và nước trái cây. Tính chất này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và duy trì độ tươi ngon của sản phẩm.
- Tính thẩm mỹ cao
- Tính chất trong suốt và bề mặt bóng loáng của nhựa PET tạo ra các bao bì hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng. Độ trong suốt cao của nhựa PET cho phép người tiêu dùng dễ dàng nhìn thấy sản phẩm bên trong, tăng tính minh bạch và niềm tin vào chất lượng sản phẩm.
- An toàn thực phẩm
- Nhựa PET được công nhận là an toàn cho bao bì thực phẩm bởi nhiều cơ quan quản lý trên thế giới, bao gồm FDA. Tuy nhiên, nhựa PET chỉ thực sự an toàn khi bạn sử dụng đúng cách. Đảm bảo không dùng chai nhựa PET để đựng đồ uống nóng hay tái sử dụng quá nhiều lần.
- Dễ gia công
- Nhựa PET có thể dễ dàng gia công thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Phù hợp với nhiều loại sản phẩm từ đồ uống, thực phẩm đến hóa mỹ phẩm và dược phẩm.
Hũ nhựa PET là loại nhựa an toàn, có thể tái sử dụng
Tính tái chế, tái sử dụng của nhựa PET
Tái sử dụng nhựa PET
Nhựa PET có thể được tái sử dụng vài lần. Các sản phẩm như chai nước khoáng, nước giải khát, và các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa PET có thể được tái sử dụng cho các mục đích tương tự hoặc khác nhau sau khi được làm sạch kỹ lưỡng. Việc tái sử dụng này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không dùng nhựa PET để chứa đựng thực phẩm hoặc đồ uống nóng. Bạn cũng không nên tái sử dụng chai PET quá nhiều lần vì chúng có thể bị hư hỏng và tạo ra vi khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách.
Tái chế nhựa PET
Nhựa PET là một trong những loại nhựa dễ tái chế nhất và có hệ thống tái chế phát triển trên toàn thế giới. Quy trình tái chế nhựa PET bao gồm nhiều bước cụ thể như:
- Thu gom và phân loại: Nhựa PET được thu gom từ các nguồn rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Các chai PET thường được phân loại bằng tay hoặc bằng máy, dựa trên mã số tái chế (số 1) được in trên sản phẩm.
- Làm sạch: Các chai nhựa PET được làm sạch để loại bỏ các tạp chất như nhãn mác, nắp chai, và cặn thực phẩm. Quá trình làm sạch có thể bao gồm rửa bằng nước nóng và dung dịch tẩy rửa.
- Nghiền nhỏ: Nhựa PET sau khi làm sạch được nghiền nhỏ thành các mảnh vụn, thường được gọi là "flake" PET. Các mảnh vụn này sau đó được rửa sạch thêm một lần nữa để đảm bảo không còn tạp chất.
- Nấu chảy và tái chế: Các mảnh PET được nấu chảy ở nhiệt độ cao và đúc thành các hạt nhựa mới. Các hạt nhựa này có thể được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm nhựa mới, bao gồm chai lọ, sợi polyester dùng trong ngành dệt may, và nhiều ứng dụng công nghiệp khác.
Phong trào tái chế chai nhựa PET được rất nhiều doanh nghiệp hưởng ứng
Trên đây là tổng hợp các thông tin về nhựa PET và ứng dụng của chai nhựa PET trong cuộc sống. Nhựa PET là loại nhựa an toàn cho thực phẩm và có thể tái sử dụng được. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các chai nhựa PET, bạn đọc cần lưu ý sử dụng đúng cách để để đảm bảo an toàn nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN PAVICO VIỆT NAM
- Nhà máy: Lô E1, KCN Trung Hà, Dân Quyền, Tam Nông, Phú Thọ.
- Văn phòng: Số 4 Lô TT03 ngõ 2 Hàm Nghi, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline: 0862772776
- Email: marketing@pavicovietnam.vn
- Website: https://pavicovietnam.com/
THAM KHẢO THÊM
- Nhựa số 4 là nhựa gì
- Nhựa số 5 là gì
- Nhựa số 6 có an toàn không
- Nhựa số 7 là nhựa gì
- Nhựa số 3 là gì
- Nhựa số 2 là nhựa gì